MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THU HỒI NỢ


Chúng ta đã biết việc đánh giá hồ sơ thu hồi nợ là một trong những bước cơ bản trong quy trình thu hồi công nợ. Đây là bước quan trọng quyết định việc thành công hay thất bại của quá trình thi hồi nợ.
Điểm mấu chốt trong xem xét đánh giá hồ sơ pháp lý thu hồi nợ là tìm ra những điểm mạnh, yếu của hồ sơ để từ đó sử dụng khéo léo trong đàm phán thu hồi nợ, nhấn mạnh đến điểm mạnh và khắc phục, phớt lờ điểm yếu để đạt được mục đích thu hồi nợ. 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THU HỒI NỢ
Lưu ý khi đánh giá hồ sơ thu hồi nợ
 Hồ sơ thu hồi nợ bao gồm những gì?

Xem xét, đánh giá hồ sơ thu hồi nợ bao gồm tất cả giấy tờ liên quan đến việc phát sinh các khoản nợ như hồ sơ khách nợ, hợp đồng thỏa thuận được ký kết giữa các bên làm phát sinh khoản nợ, biên bản bàn giao, thanh lý hợp đồng, biên bản làm việc….Hồ sơ quan trọng nhất là hợp đồng thỏa thuận giữa 2/các bên.

Nghiên cứu , đánh giá hồ sơ thu hồi nợ bao gồm công việc gì?

Trong đánh giá hồ sơ, các công việc cần thực hiện đầu tiên đó là nghiên cứu cơ sở pháp lý của hồ sơ thu nợ. Bao gồm việc xem xét hố sơ pháp lý đã hợp pháp hay chưa? Đồng thời đánh giá điểm mạnh yếu của hồ sơ và trên  cơ sở đó tìm cách khắc phục điểm yếu!

1, xem xét hồ sơ pháp lý đã hợp pháp hay chưa?

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THU HỒI NỢ

Trong nhiều trường hợp,hợp đồng ký kết không hợp pháp sẽ gây bất lợi đối với chủ nợ khi đàm phán thu hồi nợ cũng như khi phát sinh tranh chấp trước pháp luật. vì vậy, việc xem xét tính hợp pháp của hồ sơ thu nợ là cơ sở quan trong cho việc đưa ra các phương pháp cũng như cách thức để thu hồi. Trong xem xét hồ sơ pháp lý đã hợp pháp hay chưa người phụ trách thu hồi nợ cần chú ý đến các yếu tố sau:
Hình thức hợp đồng, thỏa thuận: Chủ thể ký kết hợp đồng có đúng thẩm quyền hay không, hình thức hợp đồng có đúng quy định pháp luật hay không?
Nội dung của hợp đồng, thỏa thuận: Xem xét xem nội dung hợp đồng có trái pháp luật hay không nơi ký  kết hợp đồng và nơi thực hiện hợp đồng? thời điểm ký kết và thời điểm hợp đồng có hiệu lực….và đặc biệt lưu ý yếu tố: điều kiện thanh toán đã thỏa mãn chưa. Đây là mắt xích quan trọng nhất trong hồ sơ mà người phụ trách thu hồi nợ cần xem xét.
Ngoài nghia vị phát sinh trong hợp đông theo luật thì khách nợ còn có nghĩa vụ gì nữa không? Khách nợ đã thực hiện hết nghĩa vụ hay chưa?

2, Tìm điểm mạnh và điểm yếu của hồ sơ

Từ việc xem xét và đánh giá tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý, người phụ trách thu hồi nợ cần chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của hồ sơ. Điểm lợi và bất lợi đối với chúng ta để từ đó đề xuất biện pháp khắc phuc cũng như định hướng cách thức thu hồi nợ hiệu quả.

3, Khắc phục điểm yếu của hồ sơ như thế nào?

Một số điểm yếu cơ bản mà các hồ sơ nợ thường gặp phải như sau:

1. Thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ đã hết.
2. Chưa có biên bản nghiệm thu.
3. Người đại diện của chủ nợ ký kết Hợp đồng, thỏa thuận chưa đúng thẩm quyền
4. Chủ nợ chỉ là người được mượn tư cách để giao kết HĐ, thỏa thuận.
5. Chủ nợ chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với khách nợ.
6. Chủ nợ và khách nợ không giao kết HĐ.
7. Không rõ ràng về khoản nợ còn lại của khách nợ.

Tùy từng vụ việc mà những điểm mạnh và điểm yếu trong hồ sơ pháp lý là khác nhau. Do vậy, chủ nợ cũng như người phụ trách thu hồi nợ cần lưu ý để đề ra biện pháp khắc phúc trước khi tiến hành công tác thu hồi nợ.

Trên đây là một số lưu ý khi xem xét hồ sơ thu hồi nợ mà doanh nghiệp cần chú ý. Thực hiện tốt công tác này là cơ sở để  đánh giá mức thành công của hoạt động thu hồi nợ cũng như đề xuất các biện pháp/hình thức thu hồi nợ hiệu quả! Chúc các bạn thành công!
Học viện doanh nhân INCIP- đơn vị chuyên thiết kế các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp với thế mạnh là Kỹ năng thu hồi công nợ Nâng cao năng lực quản lý



Share this article :

Post a Comment

 


Website được quản lý bởi Học viện Doanh nhân INCIP
Số 24, ngõ 463 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội