Featured Post Today
print this page

Kỹ năng thu hồi nợ

Xóa bỏ nợ xấu – Phục hồi thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản đang dần phục hồi nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là nợ xấu.

Xóa bỏ nợ xấu – Phục hồi thị trường bất động sản


Nhiều ngân hàng đang lâm tình cảnh “sống dở chết dở” khi mà nợ xấu của những dự án bất động sản không thể xử lý nổi, toàn người bán nhưng bán không ai mua.

Giá bất động sản cũng khó hy vọng xuống hơn được nữa vì có nhiều chi phí không tính được, không thể công khai được và người tiêu dùng vẫn phải gánh chịu.

Đồng quan điểm trên, một số chuyên gia khuyến nghị, để khôi phục thị trường bất động sản cần phải giải quyết vấn đề nợ xấu bằng cách tăng quyền lực cho Công ty quản lý tài sản (VAMC), tăng "tiền tươi" để mua dứt điểm nợ xấu; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nhất là thủ tục đất đai, đồng thời cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhà ở tại Việt Nam.

Tại, hội thảo “Đón đầu cơ hội hồi phục thị trường bất động sản” do Tạp chí đầu tư bất động sản CafeLand tổ chức ngày 21/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh,nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến của mình.

Nhận định về tình hình chung của thị trường, thạc sỹ Hồ Bá Tình, chuyên gia kinh tế độc lập của Công ty cổ phần Tài Việt phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển qua ba giai đoạn với những diễn biến thăng trầm khác nhau nhưng có điểm chung là tăng trưởng nóng, tạo cơn sốt để rồi sau đó suy giảm dần và đóng băng.

Cụ thể, thị trường tạo cơn sốt năm 1993-1994 nhưng đóng băng từ năm 1995-1999; bùng nổ năm 2001-2002 và "nguội lạnh" từ cuối năm 2002 đến năm 2006.

Từ năm 2007-2008, thị trường nhà đất lại “sốt” nhưng nhanh chóng suy giảm sau đó, đến nay mới có dấu hiệu hồi phục.

Theo bà Dương Thùy Dung, Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn, Công ty CBRE Việt Nam, các chủ đầu tư đã có niềm tin hơn để tung ra thị trường các sản phẩm bất động sản vì sức tiêu thụ đã đạt mức 58% đặc biệt là phân khúc bình dân đạt 60%.

Xóa bỏ nợ xấu – Phục hồi thị trường bất động sản 2


Trong chín tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có gần 8.400 căn chào bán, vượt cả năm 2013 và 2012, trong số đó gần 50% đã được tiêu thụ.

Một số dự án chậm triển khai, bị “ngâm” trong thời gian dài nay đang được khẩn trương triển khai như dự án Metropolis Thảo Điền (quận 2) với quy mô gần 3.000 căn, Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) với 10.000 căn...

“Hoạt động mở bán vẫn còn nhộn nhịp, nhiều khuyến mãi hơn, chính sách trả chậm được áp dụng phổ biến; lòng tin người tiêu dùng về thị trường bất động sản đang dần hồi phục; lãi suất cho vay của ngân hàng giảm dần; trong khi một số công trình giao thông trọng điểm đang triển khai khiến thị trường bất động sản trở nên hấp dẫn hơn” - bà Dương Thùy Dung cho biết thêm.

Dưới góc độ nhà quản lý, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để thị trường bất động sản phục hồi cần thiết phải có sự nỗ lực của nhiều phía, trong đó có nhà đầu tư, khách hàng và cơ quan quản lý. Đồng thời, có các giải pháp lâu dài cũng như trước mắt từ công cụ tài chính, cơ chế của Nhà nước và nhà đầu tư.

Đối với nhà đầu tư, khi thị trường bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi phải nắm bắt cơ hội, đưa ra chiến lược phù hợp dựa trên chính sách chăm sóc khách hàng và các quy định của Nhà nước.

Về tình hình các dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tuấn cho biết hiện thành phố có hơn 1.400 dự án phát triển nhà ở, trong đó dự án hoàn thành chỉ chiếm 3,36%, gần 49% dự án đang gặp khó khăn.

Từ đầu năm 2014 đến nay có khoảng 5.700 căn hộ đã được bán, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu là căn hộ dưới 70m2./

Công ty bạn đang gặp vấn đề về nợ xấu, khóa học thu hồi công nợ sẽ giải quyết các vấn đề của công ty bạn. (LH: 092 463 980 để biết thêm chi tiết)
2 comments

Xử lý nợ xấu đang ở giai đoạn khó khăn nhất

Xử lý nợ xấu đang ở giai đoạn khó khăn nhất đây là nhận định của Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên tại Tọa đàm "Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu".
Xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu thế nào cho tốt?
Xử lý nợ xấu đang ở giai đoạn khó khăn nhất
Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên, để đạt mục tiêu cuối cùng theo quyết định của Thủ tướng và nghị quyết của Trung ương cũng như của Quốc hội, chặng đường tiếp theo đòi hỏi phải sửa hành lang pháp lý.

Qua số liệu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), đơn vị này đã gom một số nợ tương đối lớn nhưng vấn đề xử lý đang vướng mắc cả về trình tự bán tài sản, trình tự đánh giá trách nhiệm các bên.

Ông Kiên cho biết, sẽ có một vài tổ chức và cá nhân vì một số lợi ích, nếu bán đi mà bán rẻ thì bị thiệt nên cố gắng níu lại, kìm hãm lại việc bán, làm cho dòng tiền đi không như mong muốn.

"Đến tháng 10, Quốc hội sẽ báo cáo về giám sát tối cao đối với lĩnh vực đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Chúng tôi sẽ cùng Chính phủ và các bên liên quan sẽ có đánh giá lại và tiếp tục khẩn trương trong năm 2015 đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu", ông cho biết thêm.

Kết quả xử lý nợ xấu được công bố cho thấy, năm 2012, nợ xấu được xử lý là 69.000 tỷ đồng, năm 2013 xử lý gần 98.000 tỷ đồng nợ xấu.

Tính đến 20/8/2014, VAMC đã mua được 56.000 tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, bán được 1.400 tỷ đồng nợ xấu.

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ đến cuối tháng 7/2014 là 4,17% và khoảng 8,2% (nếu bao gồm cả nợ xấu cơ cấu lại).

Nợ xấu tăng, Thống đốc nói gì?

Ngày 29/9/14, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong chương trình phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề nợ xấu gia tăng và cách xử lý.

162,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Trong nhóm vấn đề dành cho Thống đốc có tình hình xử lý nợ xấu, một nội dung từng rất nóng tại phiên chất vấn hai năm về trước, cũng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.

Thống đốc cho biết, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ (cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%).

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014 được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước lý giải là do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Mặt khác, các tổ chức tín dụng áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu.

Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh 21,5% riêng trong tháng 6/2014, số dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng chậm trong tháng 7/2014, đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng bắt đầu giảm.
Tính từ đầu năm, tháng 7/2014 có tốc độ tăng nợ xấu thấp nhất (tăng 0,79% so với tháng trước) cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng cải thiện, Thống đốc nhìn nhận.

Theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay, song cũng quy định chặt chẽ hơn để tránh các tổ chức tín dụng lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu.

Báo cáo cũng nêu khá nhiều con số cụ thể liên quan đến 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu mà các tổ chức tín dụng đã xử lý được trong 7 tháng đầu năm. Cụ thể khách hàng trả nợ 14,3 nghìn tỷ đồng; bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ được 1,56 nghìn tỷ đồng; bán cho các tổ chức, cá nhân 14,49 nghìn tỷ đồng và xử lý bằng dự phòng rủi ro 8,3 nghìn tỷ đồng...
VAMC đã mua 3.281 khoản nợ
Liên quan đến hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc cho hay, đến cuối tháng 8/2014, công ty này đã mua được 3.281 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc hơn 56 ngàn tỷ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46 ngàn tỷ đồng.

Cũng tính đến thời điểm nói trên, VAMC đã thu hồi được 1.462 tỷ đồng nợ xấu thuộc 31 tổ chức tín dụng, điều chỉnh lãi suất cho 4 khách hàng với tổng dư nợ được điều chỉnh là 226 tỷ đồng.

Công ty đã miễn, giảm lãi/phí cho 16 khách hàng với tổng số tiền 60,91 tỷ đồng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng với dư nợ gốc được cơ cấu là 446 tỷ đồng.

VAMC còn phối hợp với tổ chức tín dụng cấp bổ sung hạn mức 950 tỷ đồng (đã giải ngân được 425 tỷ đồng) để hoàn thiện 2 dự án dở dang của 2 khách hàng, thực hiện bán nợ của 7 khách hàng với tổng dư nợ gốc của các khoản nợ là 623 tỷ đồng, giá bán nợ là 484 tỷ đồng; bán 11 tài sản bảo đảm của khách hàng, thu hồi được 212 tỷ đồng nợ gốc.

Nhấn mạnh VAMC là định chế mới được thành lập và đi vào hoạt động với nhiều khó khăn, Thống đốc đánh giá kết quả đạt được ban đầu của công ty là rất đáng khích lệ, hỗ trợ cho đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

Nhìn rộng hơn cả việc cơ cấu lại ngân hàng và xử lý nợ xấu, báo cáo nhìn nhận kết quả chủ yếu là do những nỗ lực và sự chủ động của ngành ngân hàng.

Sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng với Ngân hàng Nhà nước trong cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, theo Thống đốc là chưa thực sự chặt chẽ và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại ngân hàng và xử lý nợ xấu còn chưa đủ hấp dẫn.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng lo ngại về sự an toàn, vững mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng, khi việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu thời gian qua chủ yếu là những giải pháp nội bộ của hệ thống các tổ chức tín dụng, đã và đang làm cho năng lực tài chính của hệ thống này giảm đi
(Tổng hợp bizlive.vn)
0 comments

Nợ xấu - Nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã bị "sa lầy" vì nợ xấu. Công nợ khó đòi cả trăm ngàn tỷ, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn, mất vốn, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty cũng như cổ tức của cổ đông..

Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2014 cho thấy, lợi nhuận của hàng loạt doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng, sụt giảm đáng kể do việc kinh doanh khó khăn, các chi phí đều tăng mạnh. Trong đó, doanh nghiệp phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ khó đòi từ doanh nghiệp trong nội bộ, đối tác, khách hàng…

 
Nợ xấu - nỗi ám ảnh của doanh nghiệp
Nợ xấu - nỗi ám ảnh của doanh nghiệp

Nợ chạy vòng quanh!

Theo báo cáo tài chính mới đây của Vinaconex, nhiều khoản công nợ được đơn vị kiểm toán lưu ý doanh nghiệp vì không thu thập được bằng chứng về khả năng thu hồi các khoản này, tình hình công nợ khó đòi, nợ tiềm ẩn đang rất đáng lo ngại. 

Tính đến 30/6/2014, Vinaconex vẫn ghi nhận hai khoản nợ quá hạn tại Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel (Công ty liên kết), bao gồm 79 tỷ đồng- là số dư tiền gửi tại một Công ty tài chính khác và 150 tỷ đồng nợ trái phiếu  Doanh nghiệp đã đáo hạn 1 năm, chưa trả nợ.

Đại diện Vinaconex – Viettel từng than thở rằng vì tin tưởng ngân hàng có uy tín đứng ra bảo lãnh nên mới mua lô trái phiếu, chứ không ngờ bị đối tác "phủi tay". Chủ nợ này cũng dự tính sẽ khởi kiện SeABank, yêu cầu trả nợ 150 tỷ đồng đã quá hạn 2 năm. Kết quả kinh doanh thua lỗ trong 6 tháng 2014 càng khiến Vinaconex – Viettel phải nhanh chóng thu hồi "nợ xấu", nhất là trong trường hợp muốn sáp nhập vào tổ chức tín dụng khác trong nay mai.

Tương tự, hai Công ty con của Vinaconex là Công ty CP Xây dựng số 15 và Công ty CP Vận tải Vinaconex cũng đang bị "sa lầy" với các khoản phải thu khách hàng, phải thu gốc và lãi ủy thác đầu tư đã quá hạn thanh toán từ lâu. Tổng số nợ lên tới 91 tỷ đồng và hiện cũng chưa rõ có thu hồi được không. Trong khi đó, theo quy định, doanh nghiệp cũng phải thực hiện trích dự phòng rủi ro 100% giá trị khoản nợ khó thu hồi (quá hạn 3 năm), khiến cho việc cân đối tài chính càng thêm khó.

Sudico – Công ty có tiếng mang họ Sông Đà cũng đang chịu áp lực xử lý nợ phải thu lên tới 374 tỷ đồng (tính đến 30/6/2014), gồm phải thu từ khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác. Riêng nợ phải thu từ Tổng công ty Sông Đà, các Công ty con là hơn 98 tỷ đồng.

Công ty đã phải tăng trích dự phòng lên tới 114 tỷ đồng cho các khoản nợ khó đòi. Dĩ nhiên, Sudico khó có thể trông chờ vào việc thu hồi công nợ để có nguồn tiền trả nợ vay hơn 4.500 tỷ đồng. Nhất là khi, lợi nhuận kinh doanh nửa năm 2014 chỉ dừng ở con số vỏn vẹn 36 tỷ đồng.

Mua cổ phần kèm nợ!


nợ xấu
Nợ xấu xử lý như nào?
Trên thực tế, khi kinh tế khó khăn, nợ khó đòi giữa các DN – đối tác, khách hàng, giữa các DN trong nội bộ, có quan hệ giao dịch… càng trở nên trầm trọng hơn. Chuyện các DN vay mượn, trả nợ lẫn nhau là thực tế phổ biến. Chưa có một kết quả thống kê chính xác về tình hình nợ khó đòi chạy "vòng quanh" của DN, nhưng nhiều DN đã và đang phải "ngậm đắng, nuốt cay" vì bị chiếm dụng vốn lên tới cả trăm tỷ đồng.

Điểm đáng quan ngại là, các khoản nợ khó đòi vẫn tích tụ trên sổ sách từ lâu mà chưa có cách nào "dọn dẹp" đi được. Với DN, họ không có công cụ pháp lý mạnh như ngân hàng để xử lý nợ xấu, bắt giữ tài sản đảm bảo để buộc con nợ phải trả lại số vốn đã chiếm dụng. Thực tế, các khoản phải thu thường không hề có tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán. Ngay cả khi DN kiện đối tác chây ỳ trả nợ ra tòa, thì khả năng thi hành án, thu hồi được vốn hết sức vất vả.

Với những DN nhà nước, vướng mắc trong xử lý công nợ khó đòi đang làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu khi cổ phần hóa, chào bán cổ phần ra công chúng. Đơn cử như trường hợp của SASCO – Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất sắp bán đấu giá cổ phần (ngày 18/9 tới). Hiện, SASCO có khoản nợ khó đòi gần 300 tỷ đồng từ lâu, chưa rõ phương án xử lý sau cổ phần hóa. Năm 2013, Công ty đã phải trích dự phòng khoản phải thu hơn 295 tỷ đồng liên quan đến các khoản chi hộ cho Công ty con, góp vốn đầu tư…


Khoản nợ không có khả năng thu hồi này đã được tính vào giá trị DNNN để cổ phần hóa, có nghĩa, phần vốn nhà nước có thêm phần giá trị "tương lai". Dĩ nhiên, không nhà đầu tư nào muốn mua cổ phần để gánh thêm cả nợ khó đòi.

Theo cách nói vui của một số cổ đông doanh nghiệp: "cứ coi như bị quỵt nợ còn đỡ ấm ức hơn đi xử lý nợ khó đòi".

Tuy nhiên, VAMC không phải “cây đũa thần” có thể xử lý hết các khoản nợ xấu

Không kể ngân hàng lớn hay nhỏ, những khoản nợ xấu đều tăng dần theo thời gian và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) không phải là "cây đũa thần" khi xử lý các khoản nợ này…

Những con số mới được công bố về hai ngân hàng thuộc vào nhóm "đại gia" đang "cõng" món nợ xấu lớn đã khiến không ít người lo ngại. Nợ xấu được coi như "cục máu đông" của nền kinh tế đang gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các ngành nghề. Theo thông tin của VietinBank, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này mới chỉ đạt 0,4%, sau khi tăng trưởng âm, hoạt động đầu tư chứng khoán cũng lỗ thuần hơn 130 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 120 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank tăng từ 1,8% lên 2,53%, do đó chi phí trích lập dự phòng của ngân hàng này tăng 35%.

Nợ xấu không ngừng tăng cao, trong khi VAMC mới chỉ xử lý được khoảng 55.000 tỷ đồng khiến nhiều người băn khoăn về hiệu quả hoạt động của VAMC. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC khẳng định, việc mua nợ xấu của công ty vẫn theo đúng lộ trình. 
VAMC không đặt mục tiêu mua nợ xấu xong sẽ bán ngay mà còn tham gia phân tích, đánh giá để hỗ trợ DN. Đơn vị nào có khả năng sản xuất, kinh doanh để trả nợ sẽ được xem xét điều chỉnh lãi suất hợp lý hoặc tiếp tục cho vay vốn để tìm nguồn tiền trả nợ. 
Với DN không có khả năng hồi phục, công ty sẽ xử lý. Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, số tiền nợ xấu mà VAMC mua được vẫn quá ít so với tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng, nhưng VAMC không phải là "cây đũa thần", hơn nữa do ngân sách cấp vốn cho VAMC có hạn, nên việc xử lý nợ xấu qua VAMC cũng chỉ là một trong nhiều giải pháp. Cách thức xử lý nợ xấu như VAMC là phù hợp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay, giảm lãi suất cho vay, qua đó góp phần đáng kể hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh.
(Tổng hợp bizlive.vn)

4 comments

Quy định mới về xử lý nợ phải thu tồn đọng của DNNN

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó quy định việc xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp.


Quy định mới về xử lý nợ phải thu tồn đọng của DNNN. Cụ thể, về xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi được xử lý theo thứ tự: Doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu tập thể, cá nhân bồi thường theo quy định của pháp luật; dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp; hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập doanh nghiệp, tuỳ theo trường hợp cụ thể.
Trong trường hợp thực hiện bán nợ theo quy định của pháp luật, sau khi xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật, chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, nếu thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đối với doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, sau khi xử lý một lần mà doanh nghiệp bị lỗ thì tiếp tục xử lý theo các quy định của Nhà nước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đã được xử lý (trừ trường hợp bán nợ) nhưng khách nợ còn tồn tại thì các doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp theo quy định. Các cơ quan tiếp nhận bàn giao có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi tuy đã được xử lý nhưng khách nợ còn tồn tại. Trong thời gian chưa thực hiện bàn giao, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản nợ này.
Các doanh nghiệp được xử lý và hạch toán một lần các khoản nợ không thu hồi được vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm.

Không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi ngân sách chưa bố trí vốn cho dự án
Cũng theo Nghị định, đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.
Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng trở lên còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong năm.
Về xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp liên quan đến ngân sách nhà nước, các khoản được ngân sách hỗ trợ hoặc cấp bù theo quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa được cấp thì ngân sách cấp nào nợ, ngân sách cấp đó phải có trách nhiệm bố trí để cấp đủ cho doanh nghiệp.

Các khoản doanh nghiệp đã nộp thừa vào ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó phải hoàn trả cho doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có yêu cầu hoàn trả) hoặc trừ vào khoản nộp kỳ sau theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

 Các khoản nợ của doanh nghiệp do chưa bố trí hoặc bố trí chưa đủ vốn để thanh toán khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các công trình, dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách; thanh toán tiền nhượng bán tài sản, trụ sở làm việc cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nằm trong kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt thì các Bộ, ngành, địa phương, cấp quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí dự toán ngân sách để thanh toán đủ kịp thời cho doanh nghiệp theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật; không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi ngân sách chưa bố trí vốn cho dự án, dẫn đến phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Các khoản ngân sách địa phương nhận trả nợ thay khi điều động tài sản của doanh nghiệp cho đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thì địa phương phải dùng ngân sách để trả nợ doanh nghiệp.

 Các khoản tiền của doanh nghiệp bị các cơ quan nhà nước tạm giữ trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra vụ án, sau khi có kết luận doanh nghiệp không có sai phạm hoặc không phải khắc phục hậu quả thì các cơ quan quyết định tạm giữ phải hoàn trả ngay cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2014.
2 comments

Một số điểm cần lưu ý khi đàm phán trực tiếp với khách nợ


Trong quytrình thu hồi công nợ, giai đoạn đàm phán trực tiếp với khách nợ vô cùng quan trọng bởi nó mang tính chất quyết định đến thành công của công tác thu hồi nợ bởi lẽ các bước trên có chuẩn bị tốt đến đâu nhưng nếu đàm phán không thành công thì quá trình thu hồi nợ xem như thất bại.
Do vậy, để đàm phán thu hồi nợ thành công, người phụ trách thu hồi nợ cần lưu ý một số điểm sau:

1, Những chú ý khi sắp xếp cuộc gặp gỡ với khách nợ


Khi sắp xếp cuộc hẹn với khách hàng, bạn nên lưu ý tới thời gian và địa điểm cuộc hẹn. Người làm công tác thu hồi nợ có thể đàm phán với khách nợ tại nơi ở, nơi học tập và làm việc, hoặc ở địa điểm khác…. Nhưng cần lưu ý một điều địa điểm gặp gỡ nên để khách nợ lựa chọn địa điểm trước bởi lẽ trong giai đoạn đầu của quá trình thương lượng cần bảo mật thông tin cho khách nợ cũng như giữ thể diện, uy tín danh tiếng cho khách nợ. Đây là vấn đề tế nhị đôi khi khách nợ không muốn để người thân/ đồng nghiệp… biết điều này. Đây là những chi tiết rất nhỏ nhặn nhưng cũng không thể bỏ qua khi bạn thiết lập cuộc hẹn.

2, Những lưu ý về hình ảnh của người làm công tác thu hồi nợ.


Điều này tiết dường  như bị bỏ quên khi tiến hành cuộc gặp gỡ với khách nợ nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng, hình ảnh của người phụ trách thu hồi nợ góp phần quyết định thành công hay thất bại của quá trình thu hồi nợ. Trong trường hợp này,người làm công tác tu hồi nợ cần lưu ý những gì?
  • Diện mạo: đĩnh đạc, ăn mặc đàng hoàng, có cặp đựng tài liệu
  • Tác phong: Đàng hoàng, luôn giữ thế chủ động( không cợt nhả, không có hành vi nhìn trộm hoặc sợ hãi…)
  • Giọng nói và ngôn ngữ sử dụng: Giao tiếp rõ rang mạch lạc tròn vành rõ tiếng, nhẹ nhàng mềm mỏng, không nên vồn vập quá cũng không nên nghiêm trọng quá để tạo sự thoải mái cho 2 bên.
  • Thái độ cởi mở chân tình, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ: Thường xuyên ca ngợi khách nợ, khơi long trắc ẩn, đánh vào uy tín đạo đức

3, Những lưu ý trong tiếp xúc trực tiếp với khách nợ

Một vấn đề mà người phụ trách thu hồi nợ không nên quên nhắc tới đó là trình bày khó khăn của chủ nợ.
Mục đích của việc này nhằm tác động vào tình cảm của khách nợ và tìm kiếm sự tương đồng ở họ. Các ví dụ có thể kể đến khi nhắc tới khó khăn của chủ nợ có thế là nợ lương nhân viên, nợ tiền nhà cung ứng, nợ gốc và trả lãi ngân hàng, nợ tiền thuê văn phòng, ốm đau bệnh tật…đây là những khoản chi phí thiết yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chi trả do vậy dễ tạo được sự đồng cảm từ phía khác nợ, đánh đòn tâm lý trước khi đề cập đến các yếu tố khác.
Đây là một chú ý cần được ghi nhớ trong giai đoạn đầu tiếp xúc với khách nợ bằng đàm phán đó.



Trên đây là những lưu ý tưởng như rất đơn giản nhưng nếu người phụ trách công tác thu hồi nợ chú ý đến những chi tiết nhỏ này sẽ góp phần tạo nên thành công trong công tác thu hồi nợ.
Chúc các bạn thành công trong công tác thu hồi nợ!
Xem thêm Khóa học Kỹ năng thu hồi công nợ





0 comments

Các kiểu phản ứng của khách nợ và phương pháp xử lý

Các kiểu phản ứng của khách nợ và phương pháp xử lý

Các kiểu phản ứng của khách nợ và phương pháp xử lý

Đối với những khoản thanh toán sau và trả chậm của doanh nghiệp, nếu công tác quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ gây phát sinh những khoản nợ xấu và nợ khó đòi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Khách nợ trong những trường hợp đó thường có thể viện ra hàng trăm lý do nhằm trì hoãn thậm chí bùng các khoản nợ này. Do vậy, cán bộ phụ trách thu hồi nợ cần dự đoán trước những phản ứng của khách nợ nhằm đưa ra những phương án xử lý để đạt được hiệu quả tối đa trong công tác thu hồi nợ.

Khách hàng thường phản ứng như thế nào?

1, Khách nợ không hài lòng về chất lượng hàng hóa dịch vụ

Các kiểu phản ứng của khách nợ và phương pháp xử lý

Trong một số trường hợp, khách hàng của chúng ta chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ như cam kết do vậy họ có thể chậm thanh toán các khoản nợ nhưng trong nhiều trường hợp khách hàng phàn nàn như một cái cớ để hoãn lại việc thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Trong những trường hợp này, chúng ta nên xử lý như thế nào?
Chúng ta không nên bác bỏ ngay ý kiến của khách hàng mà trước hết, người phụ trách thu hồi nợ cần lắng nghe khách nợ phàn nàn về hàng hóa, dịch vụ, nếu sự phàn nàn đó thực sự xuất phát từ chính dịch vụ công ty bạn cung cấp cần đưa ra lời xin lỗi hoặc cam kết để xoa dịu sự giận dữ của khách hàng.
·       Sau đó  Nhẹ nhàng giải thích cho khách nợ thấy chất lượng hàng hóa và dịch mà họ phàn nàn không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán nợ.
·         Có thể giảm giá hàng hóa, dịch vụ khi thực sự có lỗi trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ…

2. Khách nợ thực sự không biết nghĩa vụ trả nợ

Tại sao khách nợ không biết mình có nghĩa vụ trả nợ?

Mới nghe qua chúng ta tưởng chừng đây là điều vô lý, nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp khách nợ lại không biết mình có nghĩa vụ trả nợ. Đó là khi khách nợ là người do người khác mượn tư cách để ký kết HĐ mua hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp này chúng ta xử lý như sau:
Thứ nhất, giải thích cho họ biết về việc họ là người chịu trách nhiệm trả nợ, người mượn tư cách không hề liên quan.
Tư vấn cho họ có thể gửi đơn ra cơ quan NN có thẩm quyền để giải quyết nếu có dấu hiệu VPPL

3. Khách nợ dọa tố cáo hành vi đòi nợ của người phụ trách thu hồi nợ

Đây không phải là trường hợp hiếm có xảy ra. Nếu khách nợ đe dọa tố cáo hành vi đòi nợ của bạn, trước tiên, cần mềm mỏng, nhẹ nhàng giải thích cho khách nợ về sự hiểu lầm trong quá trình ứng xử, giao tiếp. Có thể xin lỗi nếu việc nói năng hoặc cư xử chưa chuẩn mực. Sau đó nói rõ cho họ biết hậu quả của việc vu khống: Trách nhiệm hình sự, dân sự… (Điều 122 BLHS).


5   4.     Khách nợ có thái độ côn đồ, dùng vũ lực (xã hội đen)

Trên thực tế, một số trường hợp khách nợ không có thiện chí trả nợ. Họ thể hiện bằng thái độ côn đồ đe dọa thậm chí dùng vũ lực, thuê xã hội đen dọa dẫm người phụ trách thu hồi nợ với mục đích bùng nợ. Trong những trường hợp này, nếu chúng ta sợ hãi thì khách nợ đã đạt được mục đích, cần xử lý như thế nào?
Trước hết, bạn cần thể hiện thái độ tự tin, không sợ sệt với những hành vi đó. Cho họ thấy thái độ sẵn sàng đối phó thậm chí hành vi này là trái pháp luật. Nhưng luôn phải cẩn thận và cảnh giác, có thể cử một số người đi cùng, phương tiện cần thiết để có thể tránh được hậu quả. Trong một số trường hợp cần thiết phải báo cho công an địa phương để có thể kịp thời can thiệp.

      5.   Khách nợ thiện chí trả nợ nhưng khó khăn về tài chính

Các kiểu phản ứng của khách nợ và phương pháp xử lý

Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra nhất. Khách nợ cũng là cá nhân/doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác và khách hàng, họ luôn muốn giữ những mối quan hệ tốt đẹp với chúng ta. Do vấn đề khó khăn về tài chính nên không thể thanh toán được các khoản nợ cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cán bộ phụ trách thu hồi nợ có thể vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách nợ.

Khả năng thu nợ sẽ lớn hơn nếu bạn chấp nhận cho đối tác trả theo nhiều đợt. Mức lãi suất 5% dành cho số tiền nợ còn lại là mức mà khách nợ có thể chấp nhận. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng nên thảo luận về những lần mua hàng trong tương lai. Bạn nên nói rằng bạn sẽ không thực hiện bất kỳ giao dịch nào cho đến khi khoản nợ được thanh toán hết, hoặc chỉ bán hàng nếu đối tác trao tiền mặt ngay.

- Chấp nhận thanh toán bằng hàng:
Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho đối tác thanh toán bằng hàng hóa của họ rồi đem bán chúng để lấy tiền. Cách này có thể giúp không phải vay tiền và tăng tốc độ lưu chuyển của dòng vốn. Tất nhiên, bạn chỉ nên chấp nhận những hàng hóa dễ bán và giá trị hàng hóa phải lớn hơn tiền nợ một chút. Bằng cách tỏ ra dễ tính với khách nợ, bạn sẽ giành được sự biết ơn của họ. Khi tình hình kinh doanh của khách nợ tiến triển, họ sẽ gắn bó với bạn hơn. Đây cũng được coi là một cách đòi nợ hiệu quả.

0 comments

Nợ xấu- vấn đề đáng lo ngại trong các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Ngày 13/08 vừa qua, công ty kiểm toán Ernst & Young công bố " báo cáo khảo sát ngành ngân hàng tại các thị trường mới nổi!
Nợ xấu- vấn đề đáng lo ngại trong các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Nợ xấu vấn đề đáng lo ngại
 Việt Nam, có 17 ngân hàng tham gia khảo sát gồm các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài.

24% các ngân hàng Việt Nam tham gia cuộc khảo sát nghĩ rằng nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất mà nền kinh tế đang đối mặt; 76% các ngân hàng Việt Nam tham gia cuộc khảo sát nghĩ rằng nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành ngân hàng

Cũng theo báo cáo, 94% ngân hàng Việt Nam trông đợi cải thiện kết quả tài chính. Các ngân hàng cũng trông đợi cải thiện một phần tình hình kinh tế Việt Nam. Trong số 17 ngân hàng trả lời khảo sát, 13 ngân hàng trông đợi cải thiện một phần nền kinh tế. Tuy nhiên, họ vẫn quan ngại rằng nhu cầu tiêu dùng yếu và năng suất lao động thấp có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.

Nợ xấu- vấn đề đáng lo ngại trong các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Ông Keith Pogson, Giám đốc Điều hành Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Ernst & Young châu Á - Thái Bình Dương, các ngân hàng Việt Nam lạc quan nhất về kinh doanh ngân hàng bán lẻ và tiền gửi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, triển vọng cho vay nói chung kém tích cực hơn lần khảo sát trước của Ernst & Young, trong tất cả các nước tham gia khảo sát, ngân hàng Việt Nam kém lạc quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chỉ thích cho vay tài trợ dự án.

Lý giải về điều này, ông Keith Pogson cho biết, thực tế ở nhiều quốc gia khác khi ngân hàng gặp nợ xấu thì Chính phủ có biện pháp kiểm soát và ngân hàng buộc phải cho vay doanh nghiệp có chất lượng, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp nhỏ và vừa rủi ro nhiều hơn nên đây cũng là lẽ thường.

“Xét về khía cạnh xã hội thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tạo ra nhiều việc làm, Chính phủ phải khuyến khích cho vay. Nhưng hiện lại bị rào cản là tỷ lệ nợ xấu và mức tăng trưởng tín dụng nên các ngân hàng phải tìm địa chỉ cho vay ít rủi ro hơn,” ông Keith Pogson chia sẻ.

Cũng theo Ernst & Young, các ngân hàng ở Việt Nam trông đợi nhu cầu tăng mạnh nhất ở các lĩnh vực cho vay bán lẻ, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ thương mại và chuyên nghiệp. Cho vay dự án hạ tầng và lĩnh vực giao thông dự kiến cũng sẽ tăng mặc dù báo cáo khảo sát lần trước của Ernst & Young dự báo sẽ giảm. Cho vay lĩnh vực năng lượng cũng dự kiến sẽ tăng do Chính phủ có kế hoạch nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy lọc dầu và đầu tư vào năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ không cho vay nhiều lĩnh vực như xây dựng, bất động sản.

Nợ xấu- vấn đề đáng lo ngại trong các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam


So với năm 2013, các ngân hàng năm 2014 tập trung cho vay các doanh nghiệp có dòng tiền tốt hơn. Đây là sự thay đổi lớn so với cho vay truyền thống ở Việt Nam là cho vay dựa trên tài sản đảm bảo,” ông Keith Pogson cho biết.

Với các sản phẩm ngân hàng bán lẻ, Ernst & Young cho biết, các ngân hàng Việt Nam trông đợi nhu cầu cho vay tiêu dùng và thẻ tín dụng tăng nhiều. Cũng theo khảo sát, 41% khách hàng Việt Nam có kế hoạch mở hoặc chuyển sang dùng loại thẻ tín dụng khác trong năm tới. Tiết kiệm cá nhân và các sản phẩm tiền gửi cũng được dự kiến tăng cao.

Theo một phần khảo sát khác, các ngân hàng Việt Nam đánh giá ngân hàng Nhật Bản là những đối thủ lớn nhất qua thực tế một số ngân hàng lớn của Nhật đã trở thành đối tác chiến lược của những ngân hàng lớn tại Việt Nam.

Tôi không đồng ý với đánh giá này vì sau này Việt Nam sẽ phát triển mạnh về bán lẻ trong khi các ngân hàng Nhật không mạnh về mảng này. Đối thủ của các ngân hàng Việt Nam phải là các ngân hàng trong khu vực ASEAN”, ông Keith Pogson nhận định.
Nguồn: Vietnamplus


3 comments

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THU HỒI NỢ


Chúng ta đã biết việc đánh giá hồ sơ thu hồi nợ là một trong những bước cơ bản trong quy trình thu hồi công nợ. Đây là bước quan trọng quyết định việc thành công hay thất bại của quá trình thi hồi nợ.
Điểm mấu chốt trong xem xét đánh giá hồ sơ pháp lý thu hồi nợ là tìm ra những điểm mạnh, yếu của hồ sơ để từ đó sử dụng khéo léo trong đàm phán thu hồi nợ, nhấn mạnh đến điểm mạnh và khắc phục, phớt lờ điểm yếu để đạt được mục đích thu hồi nợ. 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THU HỒI NỢ
Lưu ý khi đánh giá hồ sơ thu hồi nợ
 Hồ sơ thu hồi nợ bao gồm những gì?

Xem xét, đánh giá hồ sơ thu hồi nợ bao gồm tất cả giấy tờ liên quan đến việc phát sinh các khoản nợ như hồ sơ khách nợ, hợp đồng thỏa thuận được ký kết giữa các bên làm phát sinh khoản nợ, biên bản bàn giao, thanh lý hợp đồng, biên bản làm việc….Hồ sơ quan trọng nhất là hợp đồng thỏa thuận giữa 2/các bên.

Nghiên cứu , đánh giá hồ sơ thu hồi nợ bao gồm công việc gì?

Trong đánh giá hồ sơ, các công việc cần thực hiện đầu tiên đó là nghiên cứu cơ sở pháp lý của hồ sơ thu nợ. Bao gồm việc xem xét hố sơ pháp lý đã hợp pháp hay chưa? Đồng thời đánh giá điểm mạnh yếu của hồ sơ và trên  cơ sở đó tìm cách khắc phục điểm yếu!

1, xem xét hồ sơ pháp lý đã hợp pháp hay chưa?

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THU HỒI NỢ

Trong nhiều trường hợp,hợp đồng ký kết không hợp pháp sẽ gây bất lợi đối với chủ nợ khi đàm phán thu hồi nợ cũng như khi phát sinh tranh chấp trước pháp luật. vì vậy, việc xem xét tính hợp pháp của hồ sơ thu nợ là cơ sở quan trong cho việc đưa ra các phương pháp cũng như cách thức để thu hồi. Trong xem xét hồ sơ pháp lý đã hợp pháp hay chưa người phụ trách thu hồi nợ cần chú ý đến các yếu tố sau:
Hình thức hợp đồng, thỏa thuận: Chủ thể ký kết hợp đồng có đúng thẩm quyền hay không, hình thức hợp đồng có đúng quy định pháp luật hay không?
Nội dung của hợp đồng, thỏa thuận: Xem xét xem nội dung hợp đồng có trái pháp luật hay không nơi ký  kết hợp đồng và nơi thực hiện hợp đồng? thời điểm ký kết và thời điểm hợp đồng có hiệu lực….và đặc biệt lưu ý yếu tố: điều kiện thanh toán đã thỏa mãn chưa. Đây là mắt xích quan trọng nhất trong hồ sơ mà người phụ trách thu hồi nợ cần xem xét.
Ngoài nghia vị phát sinh trong hợp đông theo luật thì khách nợ còn có nghĩa vụ gì nữa không? Khách nợ đã thực hiện hết nghĩa vụ hay chưa?

2, Tìm điểm mạnh và điểm yếu của hồ sơ

Từ việc xem xét và đánh giá tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý, người phụ trách thu hồi nợ cần chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của hồ sơ. Điểm lợi và bất lợi đối với chúng ta để từ đó đề xuất biện pháp khắc phuc cũng như định hướng cách thức thu hồi nợ hiệu quả.

3, Khắc phục điểm yếu của hồ sơ như thế nào?

Một số điểm yếu cơ bản mà các hồ sơ nợ thường gặp phải như sau:

1. Thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ đã hết.
2. Chưa có biên bản nghiệm thu.
3. Người đại diện của chủ nợ ký kết Hợp đồng, thỏa thuận chưa đúng thẩm quyền
4. Chủ nợ chỉ là người được mượn tư cách để giao kết HĐ, thỏa thuận.
5. Chủ nợ chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với khách nợ.
6. Chủ nợ và khách nợ không giao kết HĐ.
7. Không rõ ràng về khoản nợ còn lại của khách nợ.

Tùy từng vụ việc mà những điểm mạnh và điểm yếu trong hồ sơ pháp lý là khác nhau. Do vậy, chủ nợ cũng như người phụ trách thu hồi nợ cần lưu ý để đề ra biện pháp khắc phúc trước khi tiến hành công tác thu hồi nợ.

Trên đây là một số lưu ý khi xem xét hồ sơ thu hồi nợ mà doanh nghiệp cần chú ý. Thực hiện tốt công tác này là cơ sở để  đánh giá mức thành công của hoạt động thu hồi nợ cũng như đề xuất các biện pháp/hình thức thu hồi nợ hiệu quả! Chúc các bạn thành công!
Học viện doanh nhân INCIP- đơn vị chuyên thiết kế các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp với thế mạnh là Kỹ năng thu hồi công nợ Nâng cao năng lực quản lý



0 comments

Làm gì để hoạt động thu hồi nợ đạt hiệu quả?


Đây chắc hẳn là câu hỏi mà tất cả các doanh nghiệp nói chung và các cá nhân phụ trách thu hồi công nợ nói riêng đều quan tâm. Hoạt động thu hồi nợ muốn đạt hiệu quả, trước khi thu hồi nợ cần đảm bảo hoàn thành các công việc sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu kỹ, đánh giá hồ sơ thu hồi nợ.

Làm gì để hoạt động thu hồi nợ đạt hiệu quả?
Nghiên cứu,đánh giá hồ sơ

Trong quá trình tìm hiểu và đánh giá hồ sơ, cần thu nhận những thông tin gì?
  • Đánh giá các cơ sở, căn cứ pháp lý của hồ sơ xử lý nợ (điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ, Trường hợp hồ sơ có tính pháp lý yếu  người phụ trách thu nợ cần phải tìm cách khắc phục). Trong quá trình đánh giá cần lưu ý một số điểm sau: 
- Về hình thức của HĐ, thỏa thuận bao gồm
 + Chủ thể ký kết HĐ, thỏa thuận (thẩm quyền ký)
+ Hình thức của giao dịch…
- Nội dung của HĐ, thỏa thuận
+ HĐ, thỏa thuận có trái PL hay không?
+  Nơi thực hiện HĐ, thỏa thuận
+ Nơi ký kết HĐ, thỏa thuận
- Ngoài nghĩa vụ phát sinh theo HĐ, thỏa thuận theo luật thì khách nợ còn có nghĩa vụ gì nữa không?
  • Đánh giá về khả năng, thiện chí trả nợ của khách hàng;
  • Đánh giá về các thông tin liên quan đến khách nợ (thông tin về đối tác, thông tin về các hợp đồng, ngành nghề khác mà khách nợ đang thực hiện, thông tin về người thân…)
Làm tốt công tác đánh giá này sẽ giúp cho cán bộ thu hồi nợ có cái nhìn tổng thể về  các khoản nợ đồng thời có thể phát hiện ra điểm mạnh của hồ sơ( là căn cứ có lợi cho chúng ta khi giải quyết thu hồi nợ) và những điểm yếu bất lợi đối với chúng ta nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục. Trên cơ sở các thông tin ghi nhận, cán bộ thu hồi nợ đánh giá tình hình khả thi của việc thu hồi nợ từ đó đề ra các phương pháp cách thức thu hồi nợ thích hợp.

Thứ hai, tìm hiểu kỹ về khách nợ trước khi tiến hành các cách thức thu hồi nợ

Làm gì để hoạt động thu hồi nợ đạt hiệu quả?
hiểu rõ khách nợ

Khách nợ có thể là cá nhân hay tổ chức, tùy từng trường hợp cán bộ thu hồi nợ cần tìm kiếm các thông tin cần thiết khác nhau.

Nếu khách nợ là cá nhân cần nắm các thông tin về tuổi tác, tính cách, thái độ hợp tác làm việc và khả năng trả nợ, bao gồm :Tài sản của khách nợ: bất động sản, tài khoản tại ngân hàng, thu nhập khác…và  Tài sản của người thân (như cha mẹ, anh chị em…)
Nếu khách nợ là tổ chức cán bộ thu hồi nợ cần tìm hiểu thông tin lien quan đến Địa chỉ trụ sở, điện thoại, văn phòng giao dịch, chi nhánh: Để liên hệ, gửi thư, xác định thẩm quyền của Tòa án, công an; Người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền phụ trách theo vụ việc: để liên hệ làm việc ; Cơ quan chủ quản: để yêu cầu chỉ đạo, tác động thanh toán nợ ;Khả năng trả nợ: Tài sản, tình hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ
Điểm cần lưu ý trong bước này đó là cần nắm được những điểm yếu của khách nợ
-  Khách nợ có vi phạm pháp luật hình sự hay không: Nhận hối lộ, kinh doanh trái pháp luật, trốn thuế, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm…
-  Người thân của khách nợ có vi phạm pháp luật hay không? Việc tố cáo xử lý có tác động đến khách nợ trả nợ không?
Việc nắm rõ thông tin khách nợ giúp cán bộ thu hồi nợ có cái nhìn tổng thể về đối tác làm việc của mình, Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.

Thứ 3, thực hiện tất cả các nghĩa vụ của chủ nợ đối với khách nợ trong văn bản đã ký.

Điều này không những tạo thiện chí và hình ảnh chuyên nghiệp đối với khách nợ mà còn tạo lợi thế đối với doanh nghiệp khi hai bên xảy ra tranh chấp, đàm phán.

Thứ tư, lựa chọn người phụ trách thu hồi nợ phù hợp.


Lời  khuyên cho các doanh nghiệp là nên chọn người đang trực tiếp tương tác với khách nợ trước đó vì họ chính là người Hiểu rõ về hồ sơ vụ việc và khoản nợ cần  thu hồi : Không mất thời gian nghiên cứu hồ sơ, đồng thời hiểu rõ về khách nợ: Tâm sinh lý, tính cách, thói :quen, sở thích: Không mất thời gian tìm hiểu về khách nợ. Tránh cho khách nợ có cảm giác bị ép buộc, gây áp lực, truy nợ khi người đòi nợ không phải là người thường xuyên tương tác.

Thứ năm, lựa chọn phương pháp cách thức thu hồi nợ phù hợp cho từng giai đoạn.

Sau khi đã nghiên cứu kỹ hồ sơ nợ cũng như khách nợ. Nắm được điểm mạnh điểm yếu của hồ sơ thu hồi nợ cũng như khách nợ. Dựa trên những cơ sở đó, cán bộ thu hồi nợ có thể đề xuất các phương pháp và cách thức thu hồi nợ hiệu quả nhất cho từng giai đoạn. Có thể là email nhắc nhở, gọi điện, đàm phán thương lượng trực tiếp, nhờ sự can thiệp của pháp luật….
Trên đây là những lưu ý đảm bảo công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả! Thực hiện tốt những công việc này là doanh nghiệp đã thành công được 50% kết quả thu hồi nợ. 


Tham khảo khóa học kỹnăng thu hồi công nợ do Học viện doanh nhân INCIP tổ chức.

Liên hệ HOTLINE 0982 463 980 để được tư vấn thu hồi nợ miễn phí

1 comments
 


Website được quản lý bởi Học viện Doanh nhân INCIP
Số 24, ngõ 463 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội