Tại sao cần có kỹ năngthu hồi công nợ?
"Thanh toán
sau", “trả chậm”, “nợ” là những thuật ngữ quen thuộc trong sản xuất, kinh
doanh mà dù muốn hay không mọi doanh nghiệp cũng đều phải đối mặt. Trong bối cảnh
khó khăn, lạm phát, lãi suất cao như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng mong muốn
sớm thu hồi được công nợ. Song không phải lúc nào mong muốn cũng có thể trở
thành hiện thực vì công nợ luôn là câu chuyện mâu thuẫn dài kỳ không có hồi kết
giữa một bên luôn muốn thu hồi thật nhanh và một bên luôn muốn kéo dài, càng
lâu càng tốt!
Khách nợ luôn có muôn
vàn lý do để từ chối thanh toán các khoản nợ, lùi nợ, trốn nợ...Thu hồi nợ khó
có thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Muốn giải quyết được các khoản nợ này, cần có
kỹ năng thu hồi công nợ hiệu quả hay nói cách khác thu hồi nợ là một nghệ thuật.
Kỹ năng thu hồi công nợ hiệu quả |
Thực tế, dù doanh nghiệp
đã cẩn thận khi đưa ra chính sách bàn chịu và tìm mọi cách đảm bảo thu nợ đúng
hạn thì tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn không thể tranh khỏi. Lúc này, tùy
từng đối tượng khách hàng, tùy mức độ nợ mà doanh nghiệp sẽ có những cách xử lý
khác nhau. Để đòi nợ hiệu quả, chúng ta phải có kỹ năng thu hồi nợ hiệu quả.
Kỹ năng thu hồi nợ hiệu quả
1, Kỹ năng viết "thư" đòi nợ
- Việc nói chuyện qua
điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp trên thực tế đúng là hiệu quả hơn, nhưng
trong một số trường hợp, chúng ta chưa thể sắp xếp được cuộc hẹn, và chính
trong những trường hợp đó, chúng ta phải soạn thảo những bức thư “đòi nợ” sao
cho hiệu quả nhất
Kỹ năng để viết thư đòi
nợ hiệu quả như sau:
- Thư viết cho chính khách nợ, tránh cho khách nợ cảm giác thư được viết theo một công thức có sẵn.
- Viết ngắn gọn.
- Không viết thư bằng giấy màu nhằm tạo tình chất nghiêm túc cho bức thư.
- Viết thư bằng giấy dày, trơn.
- Trành phân đoạn văn bản bằng chữ in đậm.
- Đừng mắc lỗi khi viết tên khách hàng
2, Kỹ năng đàm phán để thu hồi nợ hiệu quả
Quá trình đàm phán thu hồi nợ có thể được chia làm nhiều giai đoạn. Tùy từng giai đoạn chúng ta sử dụng các kỹ năng đàm phán khác nhau. Để đàm phán mạng lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo một số kỹ năng sau:
- Giai đoạn thăm hỏi:
Khi đến hạn
thanh toán mà khách nợ vẫn “im hơi lặng tiếng” chúng ta có thể gọi điện, gửi
mail hoặc thư, đánh tiếng rằng công ty có chính sách tài chính chặt chẽ và
khách nợ cần tôn trọng. Việc thăm hỏi này được thực hiện trên tinh thần nhắc nhở
nhẹ nhàng và thông cảm với sự chậm trễ của khách nợ, đồng thời gia hạn một thời
điểm thanh toán cụ thể (thường trong 1 tuần).
-Giai đoạn Nhắc nhở:
Sau khi đã gia hạn
thêm, nhưng khách nợ vẫn chưa chịu thanh toán, chúng ta có thể nhắc nhở ở mức độ
mạnh hơn. Nhưng vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách nợ.
- Giai đoạn Cảnh cáo:
Nếu khách nợ
vẫn tiếp tục thất hẹn, chúng ta cần thể hiện thái độ đòi nợ nghiêm khắc hơn, có
thể cho ra những hậu quả nếu khách nợ không thanh toán. Lần này, chúng ta nên đề
nghị họ cam kết thanh toán bằng văn bản. Bước thực hiện này đòi hỏi phải thật khéo léo và khôn ngoan.
Nếu khoản nợ quá lớn,
giải pháp viết thư, gọi điện có thể không hiệu quả. Đại diện doanh nghiệp
nên gặp riêng khách nợ để đòi nợ. Đây cũng là ta tìm hiểu nguyên nhân, năng lực
tài chính và khả năng trả nợ của họ. Một số doanh nghiệp, sau khi nắm rõ tình
hình của khách nợ, đã cùng tham gia, hỗ trợ hộ trong việc xử lý hàng tồn kho.
Nhờ đó, doanh nghiệp thu được nợ và không phải sống trong nỗi lo "làm sao
để có cách đòi hiệu quả?"
Nếu khách nợ vẫn chây
lì, đã đến lúc doanh nghiệp của chúng ta phải tỏ thái độ đòi nợ dứt khoát. Kèm
theo đó là những thông báo về khả năng đưa vụ việc ra tòa.
Đứng trước hàng loạt những khúc mắc, chưa biết
tháo gỡ từ đâu. Nhưng với lòng yêu nghề và tận tâm với công việc, nhân viên thu
hồi nợ cần chủ động đến tận nơi tìm hiểu nguyên nhân tại sao khách chưa thanh
toán, cố gắng thu thập thông tin đầy đủ nhằm chuẩn bị cho việc thu hồi nợ tốt
nhất có thể cho từng trường hợp.
Ngoài những yếu tố
trên, Một nhân viên quản lý và thu hồi công nợ chuyên nghiệp không chỉ dừng lại
ở việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mà còn phải có khả năng ngăn ngừa, triệt
tiêu những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến nợ xấu, nợ khó đòi. Để làm được điều này,
anh ta một mặt phải biết “nắm đằng chuôi” bằng cách vận dụng những kỹ thuật, kỹ
năng, cách thức đặc thù trong quản lý công nợ, mặt khác phải biết cách ứng xử với
từng loại khách hàng khác nhau, đặc biệt là những biện pháp hướng tới mối quan
hệ “cả hai đều thắng” (win - win).
Hiểu về công nợ thế nào
cho đúng? Quản lý những khoản nợ ra sao? Thu hồi bằng cách nào để vừa được việc
mà vẫn hợp pháp và đặc biệt là không làm “sứt mẻ” mối quan hệ làm ăn lâu dài với
đối tác? Đó là những kỹ năng thu hồi công nợ mà một nhân viên thu hồi nợ cần
có.
Những kỹ năng này được
tích luỹ dựa trên quá trình làm việc, tiếp xúc với khách nợ, và qua quá trình học
hỏi để trở thành nhân viên thu hồi nợ giỏi. Bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn
từ các luật sư tại các văn phòng luật về quản lý nợ và thu hồi nợ, hoặc đơn giản
hơn, bạn có thể tham gia những khoá đào tạo về kỹ năng thu hồi công nợ.
Đây là những điều tôi
đã thu được sau khi tham gia khoá đào tạo “kỹ năng thu hồi công nợ” do Học viện
doanh nhân INCIP tổ chức, và tôi đã có đủ vững tin để bước tiến trong nghiệp
thu hồi nợ mà mình đã chọn. Tôi tin các bạn cũng sẽ sớm tìm được cho mình những
kỹ năng cần thiết trong công việc thu hồi nợ, một con đường lắm chông gai nhưng
cũng đầy thú vị.
+ comments + 3 comments
cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết này, mong nhận được nhiều hơn nữa
Bài viết rất hay rất mong nhận đươc nhiều bài viết chi tiết hơn nữa
Cam on ban,
Nhug ma mjh doi hoai ma k dk ak,xin cac ban chi giao
Post a Comment