THU HỒI CÔNG NỢ LÀ GÌ?- CÁC HÌNH THỨC THU HỒI NỢ

Thu hồi nợ là gì?

Chắc hẳn chúng ta không xa lạ khi nhắc đến cụm từ “ thu hồi nợ” bởi lẽ trong cuộc sống hay trong công việc của bạn, luôn luôn tồn tại những khoản nợ cần phải thu hồi. Đặc biệt trong kinh doanh, đối tác của bạn luôn tìm cách chiếm dụng vốn một cách tối đa thông qua các hình thức như thanh toán sau, trả chậm. Trong một số doanh nghiệp, công việc thu hồi nợ thường không giao cho một hoặc một số cá nhân đảm nhiệm mà tùy thuộc vào tính chất các giao dịch. Nhưng ở một số các doanh nghiệp khác, công tác thu hồi nợ được giao cho bộ phận/ cá nhân chuyên trách phụ trách việc quản lý và thu hồi, thường gặp ở một số doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính hoặc xây dựng, nơi mà thường xuyên và tất yếu tồn tại các khoản nợ lớn….


THU HỒI CÔNG NỢ LÀ GÌ?- CÁC HÌNH THỨC THU HỒI NỢ
Thu hồi nợ là gì?

Các hình thức của thu hồi nợ là gì?

Công việc thu hồi nợ không phải là công việc đơn giản. Tôi cho rằng thu hồi nợ là một nghệ thuật và người làm công tác thu hồi nợ là một nghệ sỹ. Nói về hình thức thu hồi nợ, có rất nhiều hình thức khác nhau. Đôi khi bạn thu hồi các khoản nợ đó bằng việc nhờ đến luật pháp. Nhưng đôi khi, các khoản nợ lại được thu hồi sau một, vài lần đàm phán…. Có thể tóm tắt các hình thức thu hồi nợ bao gồm: Thu hồi nợ bằng kỹ năng và thu hồi nợ bằng pháp lý.

Trong một số trường hợp, người làm công tác thu hồi nợ không cần tới luật pháp và vẫn thu hồi nợ thành công, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng. Nhưng khi đã áp dụng các kỹ năng để đàm phán thu hồi nợ nhưng vẫn không thành công, buộc phải nhờ tác động của bên thứ 3 đó là pháp luật, lúc này doanh nghiệp bạn phải bỏ ra khoản chi phí thuê luật sư, chi phí hầu tòa và đồng thời không thể duy trì được mối quan hệ của mình và đối tác. 

Thu hồi nợ bằng kỹ năng là gì?

Thu hồi nợ bằng kỹ năng là gì?
Thu hồi nợ là gì- thu hồi nợ bằng đàm phán, thương lượng

Thu hồi nợ bằng kỹ năng là hình thức thu hồi các khoản nợ khó đòi bằng việc tìm hiểu, thu hồi các khoản nợ thông qua đàm phán, thương lượng, tác động tới khách nợ về mặt tình cảm tâm lý...
Bằng mọi giá cố gắng thu hồi nợ thành công ở Giai đoạn thương lượng, đàm phán.
Đây là câu nói mà bạn phải ghi nhớ trong công tác thu hồi nợ.
Đối với hình thức này, phải lưu ý một điểm quan trọng đó là: Ai là người phụ trách đàm phán thương lượng để thu hồi các khoản nợ? điều này vô cùng quan trọng bởi họ là người quyết định thắng –thua trong giai đoạn này. Ở bài trước tôi đã có chia sẻ nội dung: Nên để sếp hay nhân viên đi đòi nợ? các bạn có thể tham khảo thêm.
Thu hồi nợ bằng đàm phán thương lượng được chia thành nhiều giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đàm phán

Đây là bước đầu tiên trong bất kỳ hoạt động thu hồi nợ nào. Giai đoạn này bao gồm việc nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu nghiên cứu về khách nợ,đặt ra mục tiêu đàm phán. Tôi xin nhấn mạnh ở hai nội dung: tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ để tìm cách khắc phục và nội dung thứ 2 là nghiên cứu điểm yếu của khách nợ đồng thời dự liệu trước các phản ứng của khách nợ để sẵn sàng đối phó. Bước chuẩn bị luôn luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định tới 50% khả năng thành công của quá trình đàm phán. Việc thấu hiểu khách nợ là mấu chốt của vấn đề vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ về khách nợ, tùy thuộc vào khách nợ là cá nhân hay tổ chức để có những dự liệu phản ứng khác nhau. Tôi sẽ nói kỹ hơn vấn đề này trong các bài chia sẻ sau.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp xúc trong đàm phán

Giai đoạn này có thể được chia làm nhiều giai đoạn nhỏ khác nữa và diễn biến của giai đoạn này khá phức tạp, bao gồm gọi điện, gửi thư, tiếp xúc  trực tiếp. Tôi sẽ nói kỹ hơn về giai đoạn tiếp xúc trực tiếp. Giai đoạn này có thể thành công ngay lần tiếp xúc đầu tiên, nhưng đa số các trường hợp, quá trình tiếp xúc trực tiếp thường kéo dài và trong trường hợp khó khăn nhất, nó chia làm các nội dung đàm phán nhỏ hơn: Đàm phán bằng tình cảm- đàm phán bằng nhờ tác động bên thứ 3- đàm phán bằng gây sức ép.

Trong giai đoạn đàm phán bằng tình cảm, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  •         Nên để khách nợ lựa chọn địa điểm gặp gỡ, có thể họ không thích gặp tại nhà riêng hoặc có quan do một số lý do cá nhân
  •          Bảo mật thông tin cho khách nợ.
  •          Giữ thể diện, uy tín, danh dự cho khách nợ
  •          Thái độ cởi mở, nhẹ nhàng, chân tình, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ.
  •          Trình bày những khó khăn về mặt tài chính của chủ nợ nếu như khách nợ chậm thanh toán nơ
  •        Tuyệt đối không nên nhắc đến pháp luật, không có thái độ đe dọa… nhưng phải tỏ rõ thái độ cương quyết và bằng mọi giá thu được nợ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này phải CHỐT được việc thanh toán nợ ngay hoặc cam kết trả nợ của khách nợ.
-        
Trong giai đoạn đàm phán bằng tác động bên thứ 3

Yếu tố thứ 3 tác động ở đây không phải là luật pháp mà là những người/ đơn vị có ảnh hưởng trực tiếp đến khách nợ, họ có thể là: Người có uy tín đối với khách nợ, người có ảnh hưởng đối với khách nợ, người khách nợ kính trọng/tôn thờ.
Các bạn có thể tham khảo một số kênh sau:

1.                  Người nuôi dưỡng: Ông, bà, cha mẹ…
2.                  Người dạy dỗ: Thầy cô giáo
3.                  Cấp trên trực tiếp: Cơ quan chủ quản/Lãnh đạo cấp trên
4.                  Ảnh hưởng về mặt tâm linh: Thầy bói, thầy cúng, nhà sư, linh mục…
5.                  Ân nhân: Người đã từng cưu mang, giúp đỡ khách nợ trước đây.
6.                  Người lệ thuộc: Ngân hàng, đối tác làm ăn, quan chức…
7.                  Người tôn thờ: Người yêu, bạn tri kỷ, thần tượng…

Cần chú ý, việc sử dụng người tác động phải linh hoạt, khéo léo, tùy từng trường hợp mà lựa chọn người nào tác động cho phù hợp. Tuyệt đối không để cho khách nợ thấy rằng người tác động sẽ được “ăn chia” hay “hưởng lợi” từ việc tác động. Việc sử dụng người tác động không phù hợp sẽ không những không có hiệu quả mà còn có tác dụng ngược.

Lưu ý trong đàm phán gây sức ép

Có thể sử dụng biện pháp đe dọa về mặt pháp lý, đe dọa về mặt thanh danh hoặc kinh kế, nhưng tuyệt đối không được áp dụng các trường hợp sau:

  • Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để thu tài sản của khách nợ để đối trừ trả nợ
  • Đánh đập, chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của khách nợ
  • Thuê đầu gấu (xã hội đen) để dằn mặt khách nợ nhằm mục đích thu hồi nợ
  • Tụ tập đông người la ó, hò hét cản trở hoạt động kinh doanh, cản trở giao thông gây thiệt hại cho người khác

 Thu hồi nợ bằng pháp lý là gì?

Thu hồi nợ bằng kỹ năng là gì?
thu hồi nợ bằng pháp lý là gì?

Là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo quy định của pháp luật, căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng kinh tế đã ký để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
Đây là giải pháp cuối cùng, được áp dụng trong trường hợp tất cả những phương pháp đàm phán được sử dụng để thu hồi nợ không thành công, một khi đã phải sử dụng đến pháp luật để thu hồi nợ. Nếu bản thân người làm công tác thu hồi nợ không nắm rõ các nghiệp vụ pháp lý có thể thuê các luật sư thu hồi nợ. Điều này có thể tốn kém nhiều chi phí, chính vì vậy, tôi muốn nhắc lại với các bạn: Bằng mọi giá cố gắng thu hồi nợ thành công ở Giai đoạn thương lượng, đàm phán.

Để được trang bị các kiến thức nền tảng về thu hồi nợ, có thể bạn quan tâm đến: "Khóa học kỹ năng thu hồi công nợ"
CHÚC BẠN THU HỒI NỢ THÀNH CÔNG!

Share this article :

+ comments + 1 comments

January 30, 2019 at 7:24 PM

Bạn đang muốn đòi nợ, nhưng chưa đòi được liên hệ chúng tôi nhé
công ty đòi nợ chuyên nghiệp
dịch vụ thu hồi nợ
công ty đòi nợ thuê tại đà nẵng
DFC https://thunodfc.vn giúp bạn đòi nợ 1 cách hiệu quả và an toàn, đúng pháp luật

Post a Comment

 


Website được quản lý bởi Học viện Doanh nhân INCIP
Số 24, ngõ 463 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội