Chân dung người phụ trách công tác thu hồi nợ
Thu
hồi nợ trước nay vẫn được xem là công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi những người
làm công tác này phải có những yêu cầu nhất định về thái độ cũng như kỹ năng kiến
thức mới để bảo công tác thu hồi nợ thành công. Bài viết này tác giả xin chia sẻ chân dung của những người làm công tác thu hồi nợ nhằm cung cấp cho độc giả những cái nhìn tổng quan nhất về công việc này?
Người
làm công tác thu hồi nợ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp nói
chung và trong quản lý thu hồi nợ nói riêng. Vai trò đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng chung quy lại có thể liệt kê như sau:
Thứ nhất, người làm công tác thu hồi nợ Tạo sự thiện
chí trả nợ của khách nợ. Bởi lẽ họ giữ vai trò đại diện cho doanh nghiệp giao dịch
trực tiếp với khách nợ, người phụ trách này có thể tạo thiện chí trả nợ cho
khách nợ đồng thời chính họ cũng có thể khiến khách nợ xù nợ.
Thứ hai, Thúc đẩy quá trình trả nợ của khách nợ
Với trách nhiệm thu hồi nợ, thu hồi nợ viên cần đưa
ra các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình trả nợ của khách hàng. Có thể vạch ra kế hoạch trả nợ, trả nợ bằng hàng... tùy từng trường hợp và sự khéo léo của thu hồi nợ viên để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Thứ ba, Tạo hình ảnh chuyên nghiệp của chủ nợ. Người phụ
trách thu hồi nợ đại diện cho doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với khách nợ. Do vậy, hình ảnh cũng như văn hóa doanh nghiệp được phản ánh qua thu hồi nợ viên. Sự chuyên nghiệp của nhân viên thu hồi nợ sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và ngược lại.
Thứ tư, Quyết định khả năng thành công của công tác thu hồi
nợ: Đây chính là vai trò quan trọng nhất của người phụ trách công tác thu hồi nợ.
Khả năng thu nợ thành công hay thất bại tất cả phụ thuộc vào kỹ năng và nghệ thuật thu hồi nợ của người phụ
trách.
Nên lựa chọn ai là người phụ trách công tác thu hồi nợ?
Người
phụ trách thu hồi nợ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định món nợ đó có
thu hồi được hay không vì vậy việc lựa chọn ai là người phụ trách công tác thu
hồi nợ vô cùng quan trọng. Tác giả đã chia sẻ vấn đề này ở bái viết trước, tham
khảo: Nên để sếp hay nhân viên thu hồi nợ?
Thái độ cần có của người phụ trách thu hồi nợ
Không
phải cá nhân nào cũng có thể làm tốt công tác thu hồi nợ, công việc này đòi hỏi
người phụ trách không chỉ có thái độ tích cực, thiện chí mà cần kiên trì nhẫn nại,
khéo léo và biết lắng nghe.
Thái độ đó được thể hiện như thế nào? Người phụ trách thu hồi nợ cần xác định việc của DN như công việc của chính mình,
thu hồi nợ đem lại quyền lợi trực tiếp cho người thu hồi nợ.
Xác định thu
hồi nợ là một công việc nghiêm túc, quan trọng chứ không phải bị “ép” đi thu nợ.
Không thực hiện công việc một cách miễn cưỡng, nếu vậy không những không mang lại hiệu quả mà còn làm cho tính chất các khoản nợ thêm xấu đi.
Trong quá trình thu hồi công nợ, thu hồi nợ viên cần
khéo léo tinh tế trong ứng xử, bởi lẽ nợ phải trả là yếu tố tế nhị của mỗi cá
nhân doanh nghiệp, đồng thời cần kiên trì nhẫn nại, công việc có thể kéo dài
ngày một ngày hai nhưng đôi khi việc giao dịch này kéo dài và có những khoản nợ
không thể thu hồi.
Thái
độ làm việc là yếu tố quan trọng hàng đầu nhưng người làm công tác thu hồi nợ
không thể thiếu những kiến thức và kỹ năng, nghệ thuật trong thu hồi công nợ.
Tham
khảo kỹ năng thu hồi công nợ hiệu quả
Ngoài những kỹ năng thu hồi công nợ hiệu quả đã chia sẻ tại bài viết trước, người phụ trách công tác thu hồi nợ cần có những hiểu biết nhất định về khách nợ cũng như kiến thức kinh tế, pháp luật và xã hội.
- Hiểu và nắm rõ về toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản
nợ cần thu hồi: Đây là những kiến thức quan trọng mà thu hồi nợ viên cần nắm vững. Hồ sơ liên quan đến các khoản nợ bao gồm hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên đặc biệt là những điều khoản về thanh toán giữa các bên. Nắm được những điểm mạnh và điểm yếu trong hợp đồng là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của việc thu hồi các khoản nợ.
- Hiểu rõ về khách nợ và người đại diện của khách nợ: " Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng", trong tất cả các hoạt động nói chung và công việc thu hồi nợ nói riêng, nếu chúng ta hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ điểm mạnh yếu, tại sao họ chậm thanh toán... thì việc tìm ra giải pháp thu hồi nợ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
- Có kiến thức về pháp luật, kinh tế...đây là những nền tảng kiến thức cơ bản hỗ trợ thu hồi nợ viên trong quá trình tương tác với khách nợ.
- Có đủ “tầm” để tương tác với khách nợ
Trên đây là chân dung người làm công tác thu hồi nợ. Bạn đang
Trên đây là chân dung người làm công tác thu hồi nợ. Bạn đang
Post a Comment