Đây chắc hẳn là câu hỏi
mà tất cả các doanh nghiệp nói chung và các cá nhân phụ trách thu hồi công nợ
nói riêng đều quan tâm. Hoạt động thu hồi nợ muốn đạt hiệu quả, trước khi thu hồi
nợ cần đảm bảo hoàn thành các công việc sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu kỹ, đánh giá hồ sơ thu hồi nợ.
Nghiên cứu,đánh giá hồ sơ |
Trong quá trình tìm hiểu
và đánh giá hồ sơ, cần thu nhận những thông tin gì?
- Đánh giá các cơ sở, căn cứ pháp lý của hồ sơ xử lý nợ (điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ, Trường hợp hồ sơ có tính pháp lý yếu người phụ trách thu nợ cần phải tìm cách khắc phục). Trong quá trình đánh giá cần lưu ý một số điểm sau:
- Về hình thức của HĐ, thỏa thuận bao gồm
+ Chủ thể ký kết HĐ, thỏa thuận
(thẩm quyền ký)
+ Hình thức của giao dịch…
- Nội dung của HĐ, thỏa
thuận
+ HĐ, thỏa thuận có
trái PL hay không?
+ Nơi thực hiện HĐ, thỏa thuận
+ Nơi ký kết HĐ, thỏa
thuận
- Ngoài nghĩa vụ phát
sinh theo HĐ, thỏa thuận theo luật thì khách nợ còn có nghĩa vụ gì nữa không?
- Đánh giá về khả năng, thiện chí trả nợ của khách hàng;
- Đánh giá về các thông tin liên quan đến khách nợ (thông tin về đối tác, thông tin về các hợp đồng, ngành nghề khác mà khách nợ đang thực hiện, thông tin về người thân…)
Làm tốt công tác đánh
giá này sẽ giúp cho cán bộ thu hồi nợ có cái nhìn tổng thể về các khoản nợ đồng thời có thể phát hiện ra điểm
mạnh của hồ sơ( là căn cứ có lợi cho chúng ta khi giải quyết thu hồi nợ) và những
điểm yếu bất lợi đối với chúng ta nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục. Trên
cơ sở các thông tin ghi nhận, cán bộ thu hồi nợ đánh giá tình hình khả thi của
việc thu hồi nợ từ đó đề ra các phương pháp cách thức thu hồi nợ thích hợp.
Thứ hai, tìm hiểu kỹ về khách nợ trước khi tiến hành các cách thức thu hồi nợ
hiểu rõ khách nợ |
Khách nợ có thể là cá
nhân hay tổ chức, tùy từng trường hợp cán bộ thu hồi nợ cần tìm kiếm các thông
tin cần thiết khác nhau.
Nếu khách nợ là cá nhân
cần nắm các thông tin về tuổi tác, tính cách, thái độ hợp tác làm việc và khả
năng trả nợ, bao gồm :Tài sản của khách nợ: bất động sản, tài khoản tại ngân
hàng, thu nhập khác…và Tài sản của người
thân (như cha mẹ, anh chị em…)
Nếu khách nợ là tổ chức
cán bộ thu hồi nợ cần tìm hiểu thông tin lien quan đến Địa chỉ trụ sở, điện thoại,
văn phòng giao dịch, chi nhánh: Để liên hệ, gửi thư, xác định thẩm quyền của
Tòa án, công an; Người đại diện theo
pháp luật, người được ủy quyền phụ trách theo vụ việc: để liên hệ làm việc ; Cơ quan chủ quản: để yêu cầu chỉ đạo, tác động thanh
toán nợ ;Khả năng trả nợ: Tài sản, tình hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ
Điểm cần lưu ý trong bước
này đó là cần nắm được những điểm yếu của khách nợ
- Khách nợ có vi phạm pháp luật hình sự hay
không: Nhận hối lộ, kinh doanh trái pháp luật, trốn thuế, lừa đảo, lạm dụng tín
nhiệm…
- Người thân của khách nợ có vi phạm pháp luật
hay không? Việc tố cáo xử lý có tác động đến khách nợ trả nợ không?
Việc nắm rõ thông tin khách
nợ giúp cán bộ thu hồi nợ có cái nhìn tổng thể về đối tác làm việc của mình, Biết
mình biết ta trăm trận trăm thắng.
Thứ 3, thực hiện tất cả các nghĩa vụ của chủ nợ đối với khách nợ trong văn bản đã ký.
Điều này không những tạo thiện chí và hình ảnh
chuyên nghiệp đối với khách nợ mà còn tạo lợi thế đối với doanh nghiệp khi hai
bên xảy ra tranh chấp, đàm phán.
Thứ tư, lựa chọn người phụ trách thu hồi nợ phù hợp.
Lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên chọn người
đang trực tiếp tương tác với khách nợ trước đó vì họ chính là người Hiểu rõ về
hồ sơ vụ việc và khoản nợ cần thu hồi :
Không mất thời gian nghiên cứu hồ sơ, đồng thời hiểu rõ về khách nợ: Tâm sinh
lý, tính cách, thói :quen, sở thích: Không mất thời gian tìm hiểu về khách nợ.
Tránh cho khách nợ có cảm giác bị ép buộc, gây áp lực, truy nợ khi người đòi nợ
không phải là người thường xuyên tương tác.
Thứ năm, lựa chọn phương pháp cách thức thu hồi nợ phù hợp cho từng giai đoạn.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ
hồ sơ nợ cũng như khách nợ. Nắm được điểm mạnh điểm yếu của hồ sơ thu hồi nợ
cũng như khách nợ. Dựa trên những cơ sở đó, cán bộ thu hồi nợ có thể đề xuất
các phương pháp và cách thức thu hồi nợ hiệu quả nhất cho từng giai đoạn. Có thể
là email nhắc nhở, gọi điện, đàm phán thương lượng trực tiếp, nhờ sự can thiệp
của pháp luật….
Trên đây là những lưu ý
đảm bảo công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả! Thực hiện tốt những công việc này là
doanh nghiệp đã thành công được 50% kết quả thu hồi nợ.
Tham khảo khóa học kỹnăng thu hồi công nợ do Học viện doanh nhân INCIP tổ chức.
Liên hệ HOTLINE 0982
463 980 để được tư vấn thu hồi nợ miễn phí
+ comments + 1 comments
https://maps.google.pl/url?q=http://yduocninhthuan.info//
https://maps.google.pt/url?q=http://yduocninhthuan.info//
https://maps.google.ro/url?q=http://yduocninhthuan.info//
Post a Comment