Trong kinh doanh không thể tránh khỏi việc tồn đọng những khoản nợ của đối tác. Có những khoản nợ là hi hữu nhưng đôi khi trong nhiều trường hợp, những khoản nợ này có thể gây tác động xấu tới tình hình tài chính doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần quản trị tốt những khoản nợ để hạn chế tối đa rủi ro do chính nó gây ra.
Nợ xấu là gì? |
Nợ xấu chính là yếu tố gây ra rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp cần xác định đâu là những khoản nợ xấu, những khoản nợ khó đòi.
Vậy nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
TIN Xem thêm: TIN TỨC 24H MỚI NHẤT HÔM NAY
TIN Xem thêm: TIN TỨC 24H MỚI NHẤT HÔM NAY
Định nghĩa nợ xấu ngân hàng là gì?
Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa – Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:
• Đã quá hạn trên 90 ngày
• Khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS.
Một định nghĩa khác về nợ xấu là gì?
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc: “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
Ở trên đã đề cập đến khái niệm của nợ xấu dưới giác độ thuật ngữ tài chính, chúng ta cần hiểu rõ bản chất vấn đề.
Bản chất của nợ xấu là gì?
Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,....
Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước.
Tác hại của nợ xấu
Việc không quản lý tốt các khoản nợ dẫn đến nợ xấu gây hậu quả xấu cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện đặc biệt là về tài chính
Nợ xấu một tổn thất cho tài chính doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí không mang lại doanh thu vì nợ xấu doanh nghiệp là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng để thu thập các số tiền nợ. Khi các khoản chi phí gia tăng áp lực tài chính đè nặng. Có những khoản nợ xấu có thể đe dọa nguy cơ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Cách xử lý nợ xấu như thế nào?
Trước hết, để hạn chế tối đa nợ xấu, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý các khoản nợ từ trước. Nếu cần thiết và đr điều kiện tài chính, trong doanh nghiệp có thể lập ban công tác thu hồi nợ với chức năng chủ yếu là theo dõi quản lý và thu hồi các khoản nợ. Các khoản nợ khó đòi phải có kế hoạch công tác đòi nợ. theo dõi sát sao các khoản nợ đó để có biện pháp xử lý kịp thời.
Một số biện pháp xử lý nợ xấu
Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản...
Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho DN khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và DN thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.
Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.
Công tác quản lý và thu hồi nợ trong doanh nghiệp được hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong tương lai. Vì vậy các doanh nghiệp hãy quan tâm đến kỹ năng thu hồi công nợ ngay bây giờ để hạn chế thiệt hại do nợ xấu gây ra!
Post a Comment